Bản tin số 316 – Ngày 11/11/12

HÌNH ẢNH ĐÁM TANG THẦY TGT LÊ MỘNG NGỌ

Lễ Di Quan và Hỏa Táng : Ngày Thứ Sáu mùng 9 tháng 11 năm  2012 lúc 09:00 sáng đến 10:30 sáng

Đồng môn HNC thăm viếng và giả biệt thầy vào ngày Thứ Tư mùng 7 tháng 11 năm 2012 lúc  7:00 tối.

Gửi đến quý Thầy Cô và đồng môn một vài hình trong ngày Cô Minh và các cựu học sinh HNC đến thăm viếng Thầy Tổng Giám Thị Lê Mộng Ngọ. Theo lời anh Hoa (60-67), Thầy Ngọ ra đi rất nhẹ nhàng. Trong lúc đang dùng bửa với Cô, Thầy than mệt thì Cô khuyên Thầy đọc Chú Đại Bi vì thói quen của Thầy mỗi ngày đọc Chú 21 lần. Đọc được một tí thì Thầy nhắm mắt lại từ giả cõi đời với tuổi thọ 94.

Cầu Chúc hương linh Thầy sớm vể cõi Vĩnh Hằng.

 Yên Huỳnh & Nguyễn Văn Danh (chuyển tiếp từ Phạm Tấn Quốc 58-65)

PHÉP LẠ ?

Tượng Đức Mẹ duy nhất còn lại sau vụ cháy và bão Sandy ở Queens, New York.

Tượng Đức Trinh nữ Maria là thứ còn lại duy nhất của một gia đình bị phá sập vì hỏa hoạn trong cơn bão Sandy, ở Breeze Point, Queens, New York City hôm 30/10/2012.. Đã có gần 100 căn nhà bị phá hủy và bốc cháy vào đêm 29.

Theo báo cáo, đến ngày 30/10 có ít nhất 15 người đã thiệt mạng do cơn bão Sandy tại Hoa Kỳ, trong lúc có hàng triệu người ở miền Đông Hoa Kỳ bị mất điện trong một phạm vi lớn, ngập lụt và cây gẫy. Thành phố New York bị thiệt hại nặng nề nhất do bị mất điện lan rộng và ngập lụt đáng kể ở nhiều nơi.

Yên Huỳnh post

CON TRĂN KHỔNG LỒ

Không biết có thật không ? Con trăn quá lớn !!!

Tại Ai Cập không phải  một đoạn phim của Holywood !!! Một con trăn cực kỳ khổng lồ đã bị giết bởi một đội ngũ chuyên nghiệp của các nhà khoa học ưu tú Ai Cập và thợ săn thú và thợ lặn chuyên nghiệp ở Ai Cập.

Nó đã được nói đến là được tìm thấy tại Biển Đỏ, nó từng giết chết 320 du khách và 125 thợ lặn ở Ai Cập.

Tên của các nhà khoa học đã tham gia trong quá trình đánh bắt con trăn khổng lồ này là : Karim Mohammed, Mohammed Sharif, Mazen Al-Rashidi. Con trăn khổng lồ này đã được chuyển giao cho Sharm El Sheikh quốc tế động vật tại Ai Cập.

Xuân Mai post

NGŨ ÔM

Bịnh mất ngủ : cách chữa khỏi uống thuốc.

Khoa học ngày càng tiến bộ và sáng tạo. Từ lâu có nhiều bệnh nhân đau mà không thích uống thuốc vì sợ side effects cuả thuốc tây. Xin coi cách chữa bệnh mất ngủ dưới đây nếu đúng trường hợp của bạn thì thử dùng xem sao, nhưng đừng giả bộ mất ngủ vì nếu giả đau vợ bạn có thể không chiụ trả tiền cho cách chữa trị này đâu. (nguyễn tùng).

“Dịch vụ ôm ngủ”

“Dịch vụ ôm ngủ” của bà mẹ một con người Mỹ giúp cô kiếm bộn tiền nhưng lại là đề tài bị nhiều người chỉ trích. Mỗi tuần Jackie có khoảng 30 người đàn ông tìm đến để được ôm cô ngủ. Jackie Samuel, 29 tuổi, đã sử dụng số tiền mà cô kiếm được từ việc ôm 30 người đàn ông mỗi tuần, trong đó có cả những người đã nghỉ hưu và cựu binh chiến tranh, để trang trải tiền học phí và có tiền nuôi nấng cậu con trai.

Jackie cho biết khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt bao gồm : việc ôm ngủ sẽ diễn ra tại nhà riêng của cô ở Rochester, New York. Mặc dù cô đồng ý sẽ cho khách ôm ngủ ở bất cứ vị trí nào trong nhà, nhưng hầu hết họ đều chọn chiếc giường đôi của cô làm nơi “nghỉ ngơi”. Ngoài ra khách hàng phải mặc quần áo ngủ đầy đủ và không được đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể cô … Giá dịch vụ sẽ được tính 35 bảng Anh một giờ (khoảng 1,2 triệu đồng).

“Việc ôm ấp thực sự giúp con người khỏe mạnh, sảng khoái và vui vẻ. Tôi nghĩ khách hàng tìm đến tôi vì rất nhiều lý do. Một số người trong số họ đã góa vợ nên cần có ai đó ở bên để được tiếp xúc cơ thể. Nhiều người tìm đến tôi khi mối quan hệ tình cảm của họ gặp vấn đề, số khác thì đến vì tò mò”, Telegraph dẫn lời Jackie.

Dịch vụ “ôm ngủ” của Jackie hiện giúp cô kiếm được khoảng 160 bảng mỗi ngày (khoảng 5,3 triệu đồng). Và mặc dù bà mẹ một con này luôn khẳng định công việc của cô không cho phép sex, nhưng nhiều người lên tiếng chỉ trích và không đồng tình với cách làm này. “Một số người nói rằng tôi còn bỉ ổi hơn cả gái điếm vì với họ việc ôm ấp là một cử chỉ thân thiết hơn cả làm tình”, Jackie nói.

Trong khi trường đại học Rochester, nơi Jackie hiện theo học thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội, từng cảnh cáo sẽ dẹp bỏ dịch vụ ôm ngủ này, nhiều khách hàng đã đứng lên để bảo vệ cô. Một khách hàng có tên Jim nói rằng những cái ôm của Jackie đã an ủi anh rất nhiều sau cuộc chia tay đau khổ với bạn gái và cho rằng chúng có tác dụng như “phương thức chữa bệnh”.

Jim cho biết sẽ tiếp tục đến gặp Jackie dù anh hiện đã có bạn gái mới vì theo anh “phương pháp này không có gì là dối trá, là vô đạo đức cả” …

Ối dzời ơi làm sao mà ngủ được ??? xin chuyển đến các bạn một dịch vụ mới ở NY và đang từ từ xuống Falls Church VA….. Dịch vụ ôm : ngủ phái nam và phái nữ…

1/- Dịch vụ ôm ngủ phái nữ… các ông trả tiền…

2/- Dịch vụ ôm ngủ phái nam… các bà trả tiền….

3/- Dzậy mà có người ôm tôi ngủ mấy chục năm… có đồng bạc nào đâu ???

Mai Trung Tín post

KIẾM VỢ BẰNG CÁCH

KHÁM TRINH

HÀNG VẠN THIẾU NỮ

Chuyện tuyển mỹ nữ làm vợ vua ngỡ chỉ xảy ra ở thời xa xưa vậy mà ngay trong thế kỷ 21, tại một đất nước nhỏ bé ở Châu Phi, vua Mswati III khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng trước màn tuyển vợ hoành tráng, có một không hai.

Có lẽ sẽ ít người biết đến Vương quốc Swaziland – một quốc gia nghèo nhất thế giới nếu không nhờ tới người đứng đầu đất nước này – vua Mswati III. Được xếp vào một trong số những quốc gia nghèo nhất thế giới, hơn 70% dân số Swaziland sống ở nông thôn và dựa vào nghề trồng trọt là chủ yếu với những mặt hàng chủ lực là bông, đường và hoa quả.

Một nghịch lý ở đây là trong khi hơn 70% dân số sống ở nông thôn phải tằn tiện với mức thu nhập dưới 1USD một ngày thì vua Mswati III vẫn tiêu tiền không tiếc tay. Vua Mswati III đã từng được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là người đàn ông giàu thứ 15 thế giới và là người Châu Phi duy nhất có tên trong top 100.

Ông từng mạnh tay chi 45 triệu USD để mua phi cơ riêng và rất nhiều tiền để mua xe hơi và những thứ đồ xa xỉ khác. Ngày sinh nhật đức vua thường được tổ chức tại sân vận động với hàng ngàn món quà của người dân từ khắp mọi miền đất nước gửi về để bày tỏ lòng kính trọng đối với đức vua cao quý.

Ông vua nổi tiếng này còn biến một lễ truyền thống lâu đời của dân tộc thành một cuộc tuyển chọn mỹ nữ quy mô hoành tráng. Lễ hội này có tên Umhlanga hay còn gọi là lễ hội nhảy sậy, được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm và kéo dài trong 8 ngày nhằm tôn vinh phụ nữ và trinh tiết.

Lễ hội này đặc biệt phát triển vào những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên kể từ năm 1999, nó đã được vua Mswati III triệt để tận dụng và khéo léo kết hợp thành cuộc tuyển chọn tân nương với quy mô không kém các cuộc thi hoa hậu tầm cỡ ở các quốc gia khác.

Những cô bé “lọ lem” mong đổi đời

Với giải thưởng là một tòa lâu đài, một siêu xe BMW và một cuộc sống trong nhung lụa, nhiều cô gái trẻ từ khắp mọi miền của vương quốc Swaziland không quản ngại xa xôi đã lặn lội về thủ đô để tham dự lễ hội kén vợ náo nhiệt này.

Đối với các thiếu nữ, việc trở thành vợ của vua chẳng khác gì việc trúng một vé số độc đắc. Họ không những được trở thành tầng lớp quý tộc, được sống sung sướng mà còn là niềm tự hào của gia đình và dòng tộc. Điều đó có thể lý giải vì sao lễ hội này lại có sức hút đối với các cô gái mạnh mẽ đến vậy. Lần tuyển vợ thứ 13 đã thu hút hơn 50.000 cô gái, trong khi đó lần tuyển vợ thứ 14 này, đã có hơn 100.000 cô gái tham dự, chiếm 10% số phụ nữ chưa kết hôn ở nước này.

Đáng chú ý là trong số đó, có hàng ngàn cô gái mới chỉ 14, 15 tuổi nhưng sẵn sàng chấp nhận lấy người ông vua đáng tuổi bố mình để hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Cuộc “đấu chọi” 100.000 thiếu nữ cho 1 vị trí tân nương

Chỉ duy nhất một trong số hàng trăm ngàn cô gái sẽ được lựa chọn, khiến cho lễ hội chọn vợ của vua Mswati III trở thành một cuộc thi có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất.

Ngay từ trước lễ hội một tuần, trên khắp các nẻo đường đổ về sân vận động Hoàng gia luôn đông nghịt các thiếu nữ. Điều đặc biệt là các cô gái ở trần, khoe những đôi gò bồng đảo nóng bỏng và chỉ che thân bằng một manh váy duy nhất.

Họ tập trung tại khu vực trước cửa sân vân động để chuẩn bị trang phục, đồ trang sức và những điệu nhảy bắt mắt cho lễ hội. Các cô gái cố gắng làm cho mình nổi bật bằng cách mặc những chiếc váy ngắn sặc sỡ và đeo đồ trang sức rất bắt mắt làm từ hạt cườm, da thú và lông chim.

Tenene Dlamini, một cô gái 16 tuổi hào hứng chia sẻ : “Tôi đến đây để nhảy sậy. Tôi mong rằng quốc vương sẽ chọn mình bởi vì sống trong cung điện thật là tuyệt và làm vợ vua là cuộc sống trong mơ”. Zandisile Ntentesa, một quản ngục 21 tuổi cho biết : “Chị gái tôi là vợ thứ 10 của vua, tôi không nghĩ là đức vua sẽ chọn tôi bởi vì ngài đã chọn chị gái của tôi rồi”. Tuy vậy, cô vẫn không ngừng hy vọng vận may sẽ mỉm cười với mình.

Theo quy định, vợ của quốc vương phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, không làm ô danh vương quốc Swaziland và nhất thiết là phải còn trinh.

Sốc với màn khám trinh theo cách “thổ dân”

Việc cả trăm ngàn cô gái ngực trần tham gia ngày hội tuyển vợ của vua dường như vẫn chưa phải là những cảnh nóng mắt mà người dân vương quốc Swaziland và thế giới được chứng kiến.

Vòng kiểm tra mang tính chất quyết định và khiến dư luận xôn xao nhất có lẽ là màn khám trinh của hàng nghìn thiếu nữ. Không phòng kín, không mái che, tất cả các công đoạn kiểm tra đều được diễn ra một cách thản nhiên giữa thanh thiên bạch nhật.

Các thiếu nữ được ban tổ chức lễ hội phát cho những chiếc váy đồng phục siêu ngắn, chỉ đủ che vùng nhạy cảm. Để tiết kiệm thời gian cho việc kiểm tra, các cô gái không cần mặc đồ lót. Bộ trang phục kiệm vải dường như chỉ là thủ tục, thực chất nó cũng không giúp được nhiều cho các cô gái trong việc che đậy thân thể của mình trước đám đông.

Trên một bãi đất cao nhếch nhác, xung quanh là cỏ dại mọc, hai ba chiếc chiếu cói mỏng manh được trải trực tiếp xuống nền đất khô khốc làm chỗ tiến hành khám trinh. Người ta thậm chí cũng không thèm lợp mái che hay quây kín khu vực nhạy cảm này.

Lần lượt từng thiếu nữ lên nằm trên chiếu, phơi cửa mình cho những người phụ nữ có kinh nghiệm xem xét ngay trước đám đông gồm cả đàn ông và đàn bà.

Những “quý bà” trong ban tổ chức tỏ ra chuyên nghiệp khi họ tốc váy, bành hai chân các cô gái để nhìn cho rõ, rồi sờ nắn, chỉ trỏ, bàn bạc trước khi đưa ra kết luận còn hay mất trinh. Trong khi đó, những cô gái khác vô cùng sốt ruột nhấp nhổm đợi đến lượt mình. Quang cảnh khám trinh các thiếu nữ trước lễ hội đã khiến không ít các nhà nhân chủng học lên án mạnh mẽ vì đây được coi là một việc làm xúc phạm đến danh dự của phụ nữ.

Tuy vậy, đó chỉ là cảm nhận của những người ngoài cuộc, còn đối với những người trong cuộc, việc trải qua màn khám trinh này chỉ là một trong số nhiều điều mà họ phải đánh đổi để có thế trở thành tân nương.

Những trinh nữ được lựa chọn sẽ chính thức tham gia vào buổi lễ diễu hành trong sân vận động Hoàng gia. Theo truyền thống, trước ngày hội chính, những thiếu nữ trên sẽ ra bờ sông Mbuluzana cắt cây sậy làm dụng cụ múa cho buổi ra mắt vua Mswati III ngày hôm sau.

Vua cưỡi siêu xe đến chọn vợ

Đến ngày trọng đại, hàng ngàn trinh nữ mặc những chiếc váy đẹp nhất mà họ đã kỳ công chuẩn bị từ trước đó, ngực để trần, một tay ôm bó sậy, một tay cầm dao rựa, diễu hành qua sân vận động Hoàng gia, vừa đi vừa hát những giai điệu ca ngợi nhà vua. Ai cũng cố gắng phô diễn những nét thanh xuân nóng bỏng trên cơ thể mình để có thể lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Vua Mswati III đến trên một chiếc xế hộp sang trọng. Ông được một đám vệ sỹ bảo vệ bằng súng ngắn và dùi cui để qua đám đông một cách an toàn. Hình ảnh ông vua bệ vệ bước ra từ chiếc xe bóng loáng với dàn vệ sỹ đông đảo hoàn toàn tương phản với đám thường dân đen đúa, nhếch nhác xung quanh.

Ông mặc trang phục truyền thống của dân tộc, trước bụng buộc một miếng da báo, mình để trần, tay cầm sậy đi giữa những hàng thiếu nữ gần như khỏa thân đang nhảy rất sung sức.

Trong khi đó, hàng ngàn những người đàn ông đổ về xem lễ hội đã ngồi chật kín khán đài. Họ cũng ở trần và đeo đồ trang sức. Đây đúng là một dịp may hiếm có đối với họ. Đám đàn ông không những có thể bày tỏ sự tôn kính đối với đức vua mà còn được ngắm nhìn các thiếu nữ khắp mọi miền đất nước trong những trang phục “nóng bỏng mắt”.
Đối với Vua Mswati III, lúc này việc chọn thiếu nữ nào thậm chí còn khó khăn hơn khi quyết định việc quốc gia bởi giữa hàng chục ngàn cô gái đang tràn đầy nhựa sống, mỗi cô một vẻ quyến rũ.

Khi được hỏi việc nhảy múa trong trang phục kiệm vải trước mặt đức vua và rất nhiều đàn ông lạ có khiến các cô gái cảm thấy ngượng ngùng hay không, thì hầu hết các cô đều thẳng thắn trả lời là không, thậm chí cả những cô gái mới tham gia lễ hội này lần đầu.
Nontobeko Sdidlamini 16 tuổi, nổi bật với một miếng da thú vắt chéo qua hai bầu ngực và chuỗi vòng cổ có khắc chữ : “Chờ đêm động phòng” phát biểu đầy tự hào : “Tôi tôn trọng đức vua và tôi tôn trọng văn hóa của chúng tôi”. Trong khi đó một thiếu nữ 21 tuổi khác nói : “Đức vua có thể tuyển vợ bất cứ khi nào ông muốn, làm vợ ông quả là tuyệt vời”.

Yên Huỳnh post 

HUYỆN SĨ,

NGƯỜI GIÀU NHẤT

ĐÔNG DƯƠNG

Trong Tứ đại phú hộ ở miền Nam Việt Nam giàu nhất miền Nam Kỳ lục tỉnh và cả Đông Dương cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đứng đầu là Huyện Sĩ. Gia sản kếch xù của ông còn để lại cho đời với hai công trình kiến trúc lớn là nhà thờ Huyện Sĩ và nhà thờ Chí Hòa !!

Người ta ước tính tổng tài sản của ông gấp 7 lần số tiền bỏ ra xây dựng cung tiến hai nhà thờ này. Cháu ngoại ông chính là Hoàng hậu Nam Phương, chính thất của cựu hoàng Bảo Đại. Theo nhiều tài liệu của hồi môn của Hoàng hậu Nam Phương khi lấy vua Bảo Đại lên tới 20.000 lượng vàng.

Đứng đầu trong tứ đại phú hộ Việt Nam, Huyện Sĩ tên thật là Lê Phát Đạt (1841 – 1900) gia tộc ông giàu có nức tiếng, là người mộ đạo nên ông bỏ tiền túi và đất của mình xây dựng hai nhà thờ Chí Hòa, Huyện Sĩ.

Cả hai nhà thờ này đều được xây dựng kiên cố, xi măng cốt thép của phương Tây, số tiền Huyện Sĩ bỏ ra để xây dựng 2 nhà thờ này không ai biết chính xác nhưng nó chỉ cỡ bằng 1/7 gia sản của ông. Bên cạnh được sử dụng là nơi sinh hoạt tôn giáo, nhà thờ Huyện Sĩ còn được nhiều người thăm quan du lịch.

Nam Phương hoàng hậu – vợ vua Bảo Đại là cháu ngoại của Huyện Sĩ, khi xuất giá làm vợ Bảo Đại, bà Nam Phương nhận được của hồi môn lên tới 20.000 lượng vàng

Yên Huỳnh post

GỎI CÀNG NGON CÀNG ĐỘC !

Để “phù phép” cho các món gỏi hấp dẫn nhằm thu hút thực khách, nhiều nhà hàng, quán ăn, nơi nấu tiệc… sẵn sàng sử dụng đủ loại hóa chất độc hại.

Gỏi là món khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc. Lâu nay, ai cũng biết ngó sen là loại “rau sạch” vì sen sống trong môi trường ao hồ nước ngọt. Song, điều mà các bà nội trợ thường thắc mắc là dù chế biến món gỏi ngó sen có đủ các thành phần đến mấy thì dĩa gỏi cũng chẳng thể nào trắng, giòn và ngon như nhà hàng chế biến.

Thấm đẫm hóa chất

Trong vai người đi học nấu ăn để kiếm việc làm, tôi được chị Thọ (nhà ở quận 10 – SG), một đầu bếp đã có kinh nghiệm gần 20 năm đứng bếp cho nhiều nhà hàng lớn ở quận 3, “chỉ giáo” vài món ăn cơ bản mà mở màn là các món gỏi.

Căn nhà của chị Thọ nằm sâu trong  một con hẻm trên đường 3 Tháng 2, với mặt bằng chỉ rộng chừng hơn 20 m2 nhưng ngày nào cũng có 6 người tất bật nấu các món ăn đãi tiệc phục vụ tận nhà. Chỉ huy chính là chị Thọ còn chồng chị chịu trách nhiệm mua thực phẩm. Theo chị Thọ, thông thường, các món lạ, độc chỉ chế biến khi có yêu cầu, còn những món mà bất cứ bữa tiệc nào cũng có như gỏi và lẩu thì phải chuẩn bị trước nhiều ngày, thậm chí cả tuần. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích : “Làm cho cả “làng” ăn nên phải chuẩn bị thật nhiều, trữ sẵn trong tủ mát nhiều ngày, vừa chủ động thời gian mà các món gỏi cũng thấm hơn”…

Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ ngó sen đã giòn và trắng thì cần gì phải phù phép nhưng thực tế không phải vậy. “Đã là nấu tiệc, quán ăn thì đầu bếp nào cũng phải sử dụng hóa chất để đánh lừa thực khách” – bài học đầu tiên chị Thọ truyền cho tôi là vậy. Để bắt đầu vào khâu sơ chế ngó sen, tôi phải dùng miếng cước nhám rửa chén tuốt từng cọng sao cho hết màu xám bám bên ngoài, sau đó dùng dao cắt hết phần búp (để lại xào ăn). Phần thân ngó sen sẽ được ngâm trong nước đã pha sẵn chất tẩy trắng khoảng 2 giờ. Lúc này, những cọng ngó sen nhìn trắng phau rất bắt mắt sẽ được cho vào xô nước chứa hàn the ngâm khoảng 2 giờ nữa để tạo độ giòn…

Cứ tưởng như vậy là xong công đoạn ngâm tẩm nhưng không phải. Cọng ngó sen tiếp tục ngâm trong phoóc-môn (để không bị úng thối), rồi ngâm trong đường và giấm hóa học cho thấm trước khi trữ lạnh. Với cách làm này, ngó sen có thể sử dụng dần trong cả tuần cũng không hư…

Không chỉ có ngó sen, những nguyên liệu làm gỏi khác như bắp chuối bào, dưa leo, rau nhút, rau tiến vua, chuối chát, khổ qua, cần tây, hành…, tất thảy đều trải qua giai đoạn ngâm hàn the và nhiều loại hóa chất khác. “Nếu không có những hóa chất này thì chúng sẽ nhạt màu, thâm đen và dai như cọng dây thun”- chị Thọ giảng giải.

Mực, tôm… tẩy trắng, ngâm giòn

Nguyên liệu không thể thiếu trong các món gỏi phải kể đến là chân gà, chân vịt, tai, lưỡi heo, tôm, sứa, mực… Tất cả các loại nguyên liệu này đều phải tẩy trắng, ngâm giòn. Riêng thịt bò trước khi chế biến phải ướp bột mềm; tôm luộc trong nước có phẩm màu tạo đỏ; sò lông luộc trong nước có hàn the… Với cách làm này thì dù tôm, thịt, mực, sứa… có ươn cỡ nào cũng trở nên cứng chắc, tươi tắn rất bắt mắt.

Chị Thọ vừa làm vừa hướng dẫn : Thường thì thành phần của dĩa gỏi khá phong phú nên không thể để các nguyên liệu lẫn vào nhau vì sẽ kém hấp dẫn. Muốn vậy, từng loại thực phẩm phải được tẩm nhuộm, xử lý màu sắc ở mức cao nhất có thể. Thậm chí, đậu phộng rang cũng phải có hóa chất để cho từng hạt sẽ bể đều có nhiều cạnh chứ không nát khi giã và bảo đảm giòn lâu, ngay cả khi ngập trong nước gỏi…

Để dĩa gỏi thật hấp dẫn, sau các công đoạn tẩm ướp, chế biến cho từng thứ nguyên liệu theo cách riêng như trên, đầu bếp sẽ trộn chung trước khi đưa lên bàn tiệc chừng nửa giờ. Như vậy, gỏi sẽ giữ được màu đặc trưng khiến người ăn có cảm giác tươi, ngon mà không thể biết được những vật liệu này đã “oằn mình” thấm đẫm nhiều hóa chất độc hại…

Thấy tôi có vẻ tư lự, chị Thọ hạ giọng : “Không làm thế này thì chẳng ai đặt tiệc mình nấu đâu, vì ở đâu họ cũng làm vậy. Băn khoăn mà làm gì cho… mau già !”.

Mỹ Nhàn post

NHỮNG TRUYỆN THẬT NGẮN

1/. Mưa đầu mùa (Nguyễn Thanh Xuân)

Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy ngươi đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh.

Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như “cá gặp nước”, những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày xưa như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải đem cho đi. Tôi tỏ ý khó chịu, Mẹ chỉ cười buồn bảo: “Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó…”.

Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, Mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng…

2/. Vợ chồng (Tùy Nghi)

Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo : sợ. Lên núi cao : sợ. Biển sóng lớn : sợ những lúc ấy anh lại ôm lấy chị, vỗ về :

– Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đãm lên nào !

Công ty phá sản. Từ cương vị giám đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:

– Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh!

3/. Những chiếc bao lì xì

Ba Mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và tiền bỏ đầy con heo đất.

Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: “Mầy được bao nhiêu?”

Nó đáp; “Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái bao không”.

4/. Phần cô (H.M.N.)

Sinh nhật cô giáo, cả lớp mang tặng cô nào hoa,nào vải may áo dài…

Giở gói quà của Hằng ra ngạc nhiên thấy một củ khoai và một bông hồng. Hồn nhiên, Hằng bảo: “Ngày nào em cũng được ăn khoai lang nướng ngon lắm cô ạ. Chắc cô chưa bao giờ được ăn ?”.

Hỏi dò mới biết ba mẹ Hằng mất sớm, nhà em phải ở ngoài triền đê, một mình vất vả nuôi hai em. Quà của Hằng là bữa trưa mà em dành phần cho cô giáo.

5/. Đi thi (Ngô thị Thu Vân)

Chị Hai đi thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mầy mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô Út- cấp II, cấp III, tú tài, đại học. Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt

…Buổi sáng trời se lạnh. Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khoẻ người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại. “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.

Buổi tối Má hỏi: “Ông thi sao rồỉ”. Ba cười xoà bảo: “Rớt”.

Thân Bình post

Bình luận về bài viết này